6 Cách đơn giản trị ho đờm cho bé, mẹ có thể áp dụng ngay !!!

6-cach-don-gian-tri-ho-dom-cho-be-me-co-the-ap-dung-ngay

Cách chữa tình trạng trẻ bị ho có đờm mẹ nên biết

Thông thường khi trẻ bị đờm trong cổ họng, ở mũi hay bé bị ho đờm sốt… thì cách tốt nhất là các mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được kiểm tra chính xác bệnh, từ đó có hướng điều trị tốt nhất.

Bên cạnh đó, cũng có một số phương pháp giúp chữa trị tình trạng trẻ bị ho có đờm phổ biến mà các mẹ có thể tham khảo thêm:

  1. Chưng quất với đường phèn

Theo đông y, trái quất có vị chua ngọt, tính mát. Thành phần bên trong chứa nhiều pectin, tinh dầu, đường và vitamin, có tác dụng chống viêm, long đờm giảm ho, bình suyễn, kháng virus và kháng khuẩn. Đường phèn có vị ngọt, tính bì bổ tỳ và phế. Dùng quất chưng với đường phèn bằng hấp cách thủy sẽ giúp bé trừ ho, tiêu đờm.

Cách làm: Mẹ sẽ dùng 2-3 quả quất còn xanh, cắt nhỏ, sau đó cho ít đường phèn vào và đem hấp cách thủy khoảng 15-20 phút. Cho bé dùng khi nguội, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê.

  1. Lá hẹ chưng đường phèn

Lá hẹ được biết đến là một vị thuốc, hẹ có tác dụng bổ can thận, làm ấm gối. Y học dân gian thường lấy lá hẹ để chữa rất nhiều loại bệnh như: đi tiểu nhiều, đái són, mộng tinh… và đặc biệt dùng để trị ho cho trẻ.

Cách làm: Lá hẹ rửa sạch, cho vào bát, sau đó cho ít  đường phèn vào và hấp cách thủy khoảng 15-20 phút, sau đó chắt lấy nước cho bé uống. Cho bé uống ngày 2 lần, mỗi lần 2-3 thìa cà phê.

  1. Chanh đào hấp cách thủy

Trẻ bị ho có đờm, mẹ có thể cho bé uống chanh đào. Với chanh đào, mẹ có thể ngâm chanh đào với muối, mật ong và đường phèn. Trẻ em dưới 1 tuổi mẹ chưng chanh đào với đường phèn, trẻ trên 1 tuổi mẹ có thể chưng cùng với mật ong.

Cách làm: Chanh đào cắt thành từng miếng mỏng cho vào chén, sau đó cho đường phèn vào chén và hấp cách thủy khoảng 15 – 20 phút. Cho bé uống ngày 3 lần, mỗi lần là 1 thìa cà phê.

  1. Lá húng chanh

Lá húng chanh có chứa tinh dầu, thành phần chủ yếu là cavaron, giúp tiêu đờm, trừ độc, nên rất tốt để chữa trị những trường hợp trẻ bị đờm.

Cách làm: Lá húng chanh rửa sạch giã dập, sau đó cho nước sôi vào khoảng 10ml, để cho ngấm cho tinh dầu ra tiết ra nước, sau đó lấy nước cho trẻ uống ngày 2 lần. Ngoài ra, mẹ có thể cho húng chanh, quất cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi cho ít đường phèn và cho hấp cách thủy khoảng 20 phút. Để nguội cho bé uống ngày 2 lần, uống liên tục trong 2 ngày.

  1. Rau diếp cá và nước vo gạo

Rau diếp cá được xem là loại thuốc kháng sinh, có tác dụng trị ho cho trẻ cực hiệu quả, do đó có thể dùng để trị ho có đờm ở trẻ em.

Cách làm: Mẹ lấy khoảng 15 lá diếp cá, rửa sạch cho vào cối giã thật nhuyễn. Sau đó cho nước gạo vào cùng rau diếp cá và đun khoảng 20 phút. Tiếp theo sẽ lọc bã lấy nước để nguội cho trẻ uống. Mẹ có thể cho chút xíu đường vào để trẻ dễ uống hơn. Mỗi ngày mẹ cho bé uống 2-3 lần.

Lưu ý: Với bài thuốc từ rau diếp cá mẹ nên cho trẻ uống sau khi ăn 60 phút, không nên cho bé uống trước và sau giờ ăn liền. Trong quá trình điều trị, mẹ không nên cho trẻ ăn thịt gà, cua, tôm.

  1. Quả lê

Theo Đông Y, quả lê có vị ngọt, tính hàn bổ phế và vị giúp trẻ hết ho và tiêu đờm rất hiệu quả.

Cách làm: Lấy khoảng 100gr lê cắt thành miếng nhỏ, sau đó nấu nhừ, lọc bã, thêm nước và một chút đường phèn vào nấu nấu sôi. Cho bé uống 3 – 4 lần mỗi ngày, mỗi lần uống 2-3 thìa cà phê.

Cách chăm sóc trẻ bị ho có đờm

Khi trẻ bị ho có đờm, ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị các mẹ cũng cần quan tâm đến quá trình chăm sóc trẻ bằng cách:

  • Cho con uống nhiều nước. Trẻ dưới 6 tháng thường sẽ được bú mẹ hoàn toàn, nhưng với những trường hợp trẻ ho có đờm thì ngoài sữa mẹ, mẹ cũng nên cho con uống thêm nước (cho vào bình sữa cho con mút hay đút muỗng), hoặc các loại nước trái cây để giúp làm loãng đờm, làm dịu cơn rát họng và giảm ho.
  • Thường xuyên vỗ lưng cho bé sẽ giúp lưu thông tuần hoàn máu của phổi, giúp đờm trong phế quản long và dễ thải ra. Mỗi lần vỗ khoảng vài phút, ngày vỗ 2-3 lần. Khi mẹ nhìn thấy đờm trong họng con thì lấy khăn sữa sạch bọc vào đầu ngón tay rồi móc nhẹ đờm ra cho con.
  • Nhỏ mũi cho trẻ ngày 3 – 4 lần khi con có biểu hiện hắt hơi nhiều lần trong ngày. Nếu trẻ chuyển sang sổ mũi, mẹ cần phải nhỏ mũi cho con ngày 6-7 lần, mới giúp con nhanh hết
  • Lưu ý: Cần hút sạch nước mũi mới nhỏ xong để tránh nước mũi chảy ngược vào sâu trong khoang mũi, khiến con viêm mũi nặng hơn.

    Cách phòng tránh cho trẻ bị ho có đờm

    Một số biện pháp giúp bé có thể thoát khỏi tình trạng trẻ ho có đờm chính là:

  • Cho trẻ vận động thường xuyên.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc thường xuyên ở môi trường đông người, những nơi có ổ dịch bệnh hay những nơi có không khí ôi nhiễm, khói thuốc.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý đầy đủ các khoáng chất và vitamin sẽ giúp trẻ hoàn thiện về mặt thể chất cũng như tăng cường hệ miễn dịch.
  • Đảm bảo môi trường sống thông thoáng, thường xuyên mở cửa sổ để không khí lưu thông tốt, khử trùng tránh virut lây lan.
  • Chích ngừa cho bé đầy đủ để phòng tránh các bệnh lây lan.
  • Trên đây là những chia sẻ về tình trạng trẻ bị ho có đờm, nguyên nhân, phương pháp điều trị cũng những cách chăm sóc để hạn chế thấp nhất khả năng trẻ gặp phải tình trạng ho có đờm.

Bình luận (5)
undodanda
Undodanda
22 June 2020
cialis pills Clinical and morphological features of kidney involvement in primary Sjögren s syndrome
undodanda
Undodanda
22 June 2020
buying cialis online forum Mean age at the time of aortic tissue collection was 30 years for MFS patients and 25 years for non MFS individuals
sulaarbib
Sulaarbib
22 June 2020
https://bestadalafil.com/ - buy cialis 20mg Brpvvx cialis antes o despues de comer Xxvvpn Cialis https://bestadalafil.com/ - buy cialis online from india Mtnmwr
byboazy
Byboazy
22 June 2020
https://bestadalafil.com/ - buy cialis online usa Propecia Tipico Qvelvg Jarxny cialis online Grdtaq cialis and prostate surgery https://bestadalafil.com/ - Cialis
idioguero
idioguero
22 June 2020
Skzsvz https://oscialipop.com - Cialis generic cialis cost Viagra In China https://oscialipop.com - Cialis Rigqys when does cialis patent expire
Viết bình luận